Thursday, February 21, 2013

Bình Long An Lộc một niềm kiêu hảnh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa


Năm 1972, Cộng Sản Bắc Việt đơn phương xóa bỏ hiệp định Ba Lê mà chúng đã ký kết, xua quân chiếm trọn miền nam, đưa toàn thể dân tộc vào cảnh "THIẾU NHÂN QUYỀN, DƯ TÙ TỘI, THIẾU CƠM NO, THỪA BỆNH HOẠN". Thế hệ trẻ Việt Nam tại hải ngoại, qua vô số tài liệu ngoại quốc (trình bày cuộc chiến Việt Nam theo cái nhìn chủ quan một chiều hay thiển cận của người viết), có thể sẽ không tránh khỏi một vài nhận định sai lạc về thế hệ cha anh và về Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa .
Không ! người lính Việt Nam Cộng Hòa đã không hèn! Họ đã chiến đấu rất dũng mãnh, "rất tới". Họ đã làm đồng minh khâm phục. Họ đã làm kẻ thù khiếp sợ ! Dù sứ mạng giữ nước đã không tròn. Không tròn chỉ vì họ đã không may sinh không nhằm thời nên bị đặt dưới sự chỉ huy của một vài cấp lãnh đạo "bất tài vô đức" (xin miễn bàn đến yếu tố chính trị thế giới và quyền lợi ngoại nhân). Họ đã bẻ gảy Tổng Công Kích Mậu Thân. Họ đã cao ngạo đứng vững trong Mùa Hè Đỏ Lửa. Phải! Người Lính Việt Nam Cộng Hòa - xin được viết hoa - đã không hèn. Không bao giờ đủ bút mực để viết về gương hào hùng và chiến công đầy dẫy của họ . Chỉ xin góp nhặt một vài trang sách cũ về một địa danh đã đi vào chiến sữ thế giới: An Lộc. Để vinh danh Người Lính Cộng Hòa và đặc biệt để tưởng niệm tướng Lê Văn Hưng, người hùng An Lộc, một trong những vị tướng lãnh tài đức của QLVNCH, đã chấp nhận tự chọn cái chết vào ngày 30-4-1975 để giử tròn tiết tháo của người dũng tướng. An Lộc cũng đã cho phép người cựu chiến binh VNCH được ngửng mặt với đời, dù phải lưu lạc xứ người vì sứ mạng giữ nước vẫn chưa tròn.  
AN LỘC ANH DŨNG
Một thông tín chiến tranh trẻ của Nga, Konstantine Simonoff từng chứng kiến chiến trận Stalingrad giữa lúc thành phố này bị công hãm đã viết lại rằng "quả đất như lay chuyển dọc chiến tuyến dài 40 dậm kéo dài ngang thành phố Stalingrad. Đường phố Stalingrad tắt nghẽn. Phụ nữ trẻ em không di tản được khỏi thành phố đã phải trú ẩn trong những hầm hố đào sâu trong các lòng suối dẫn đến con sông Volga. Các oanh tặc cơ của Đức rơi chất đống trên thành phố... Không có thời gian để chôn người chết... Các bộ chỉ huy trú phòng Stalingrad được đặt sâu dưới lòng đất... Những ngôn từ diễn tả trận chiến Stalingrad cách đây 30 năm bây giờ lại được người ta mô tả chiến trường An Lộc. Nếu bút mực, phim ảnh trong 30 năm qua vẫn chưa nói lên hết thảm trạng chiến tranh ở Stalingrad, thì An Lộc cũng vậy .
Pha'o dda`i B-52 cu?a Kho^ng Lu+.c Hoa Ky`
PHÁO ĐÀI B-52: cơn ác mộng kinh hoàng của hàng trăm ngàn cán binh Cộng Sản.



VỀ MỨC ĐỘ TÀN PHÁ CỦA B-52:
Ngày 19 tháng 5, một toán Biệt Kích VNCH được tung vào vùng tình nghi, 16 km tây nam Bình Long. Nhận đúng tọa độ, toán biệt kích gọi về bộ chỉ huy hành quân. Chỉ vài tiếng đồng hồ sau, 6 phi vụ B-52 liên tiếp dội bom xuống vùng này. Nguồn tin này cho hay 80% nhân mạng chung quan bộ tham mưu của Cộng Sản Bắc Việt đã bị chôn vùi trong hố bom. Và vào ngày 22 tháng 5, một trung đoàn Việt Cộng đang di chuyển gần thị xã An Lộc đã bị một trận mưa bom B-52 tiêu diệt tan tành.

An Lộc nhỏ bé, nhưng chiến thắng An Lộc quá vĩ đại. An Lộc điêu tàn nhưng chiến thắng An Lộc là một hào quang rực rỡ. Vĩ đại đến nỗi một cựu tướng lãnh pháp tại Đông Dương, tướng Paul Vanuxem, đã tạm gác công việc tại Paris để bay ngay sang Việt Nam thăm cho được thành phố nhỏ bé này, và sau đó đã ca ngợi trên tờ Carefour xuất bản tại Ba Lê như sau: "Chiến thắng An Lộc là chiến thắng lịch sử vĩ đại hơn bất cứ một chiến thắng nào trên thế giới. An Lộc đúng ra phải thất thủ ngay từ lúc đầu của cuộc tấn công. Nhưng hai tháng sau An Lộc vẫn còn đứng vững. Trừ Stalingrad người ta có thể coi một cách vẻ vang rằng trong lịch sử chiến tranh cận đại không có một chiến thắng nào tương tự như thế. An Lộc đã trở nên một biểu tượng của sự chịu đựng anh hùng. An Lộc đã đứng vững dưới những trận bão lửa là nhờ ở sự can đảm của chiến sĩ VNCH... An Lộc đã đứng vững cho chúng ta, cho sự tự do của chúng ta, và cho tương lai của chúng ta..." Càng ngẩn ngơ trước cảnh đổ nát của An Lộc, tướng Vanuxem càng ngưỡng mộ người lính VNCH, ngưỡng mộ đến nỗi ông ta nói lên ý định đưa con cháu sang đầu quân dưới cờ Việt Nam .  
CUỘC CHIẾN AN LỘC
An Lộc, tỉnh lỵ của Bình Long anh dũng, trước đây là một thị trấn nhỏ gọi là Hớn Quản thuộc tỉnh Thủ Dầu Một. Thời Đệ Nhất Cộng Hòa, vì nhu cầu hành chánh, tỉnh Bình Long được thành lập gồm 3 quận Chơn Thành, Hớn Quản, Lộc Ninh. Từ ngày đó, quận Hớn Quản mang tên mới là An Lộc. Quận An Lộc gồm cả thành phố tỉnh lỵ rộng 740 cây số vuông với khoảng 44 ngàn dân, đa số tập trung vào xã Tân Lập Phú. Tỉnh Bình Long nằm sát biên thùy Kampuchea với diện tích 2,240 cây số vuông, gồm trên 76 ngàn dân . Chung quanh tỉnh lỵ và quận lỵ là những đồn điền cao su ngút ngàn, vài ngọn đồi thoai thoải . Đồi Gió, Đồi 100, Đồi Đồng Long là những cứ điểm quân sự quan trọng bảo vệ thị trấn An Lộc. Cộng Sản Bắc Việt nhắm vào An Lộc là vì tỉnh Bình Long nằm sát biên giới Kampuchea nơi che dấu những căn cứ địa của Cộng Sản Bắc Việt. Thị trấn này về mặt chiến lược còn nắm vai trò chủ yếu phòng thủ cho Bình Dương và sau đó là thủ đô Sài Gòn. Do đó, tuy An Lộc chỉ là một thị trấn nhỏ bé, nơi đặt cơ sở hành chánh điều hành tỉnh Bình Long, nhưng đã được Cộng Sản Bắc Việt chọn làm mục tiêu tấn công hy vọng đạt một chiến thắng dễ dàng đồng thời tạo một kinh hoàng, đe dọa thủ đô. Rạng ngày 5-4-1972, vào lúc bình minh, Bộ Chỉ Huy Hành Quân của CSBV ban ra một mệnh lệnh khô khan: "Phải chiếm được An Lộc bằng mọi giá trước ngày 20-4" với ý đồ sẽ trình diện chính phủ lâm thời của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam vào ngày 8-6 tại đây. Để dứt điểm An Lộc, CSBV tung vào 4 công trường (tương đương với sư đoàn) gồm các công trường 5, 7, 9, tăng cường thêm công trường Bình Long, được yểm trợ bởi 2 trung đoàn 202, và 203 Thiết Giáp và hằng hà sa số pháo đội 105, 155, 130, 107, 122 và các pháo đội phòng không đủ loại. Tính ra, với quân số ít nhất cũng trên 40,000 quân với hỏa lực pháo binh hùng hậu, CSBV tin chắc sẽ nuốt trững An Lộc chỉ được sư đoàn 5 bộ binh bảo vệ

MƯA PHÁO


Để duy trì áp lực trên thành phố An Lộc, hoặc ngay cả trước khi mở cuộc "hậu xung", Cộng Sản Bắc Việt đã dành cho thị trấn nhỏ bé này những trận pháo kích chưa từng thấy trong lịch sử chiến cuộc thế giới. Không còn danh từ nào tượng hình hơn danh từ "mưa pháo" mà người dân và chiến sĩ ở đây đã gọi. Một sĩ quan cao cấp, đại tá Mạnh Văn Trường, đã ví những trận pháo kích của Cộng Sản Bắc Việt như một chiêu thức võ hiệp "Mãn Hoa Thên Vũ" (mưa hoa bay đầy trời). Diện tích An Lộc chừng vài cây số vuông trong 2 tháng trời đã lãnh đủ mọi thứ đạn của Cộng Sản Bắc Việt có lúc đến gần 8,000 quả trong 1 ngày như ngày 11-5. Tính chung hơn 2 tháng trời bi. pháo liên tục, thành phố An Lộc đã chịu đựng hơn 200,000 quả đạn đủ loại . Ít người được dịp chứng kiến tận mắt thành phố An Lộc hoang tàn sau những cơn mưa pháo bất tận, nhưng ai ai cũng có thể hình dung những đổ nát của thị trấn nhỏ bé này với một tưởng tượng rằng cứ chừng 20 thước vuông đất thì bị tàn phá bởi một quả đạn pháo kích của Cộng Sản Bắc Việt. Với "mật độ" này, không có một vật gì ở thị trấn An Lộc không ghi nhận dấu vết tàn phá của đạn pháo kích. Từ cột điện, cây cối cho đến chiếc lon sữa bò vứt ngoài đường phố cũng ít nhất bị trúng miểng pháo, đừng nói gì đến nhà cửa ....
Ta.i An Lo^.c, ha`ng chu.c nga`n ddo^`ng ba`o vo^ to^.i dda~ che^'t du+o+'i nhu+~ng tra^.n pha'o
ki'ch bu+`a ba~i cu?a Co^.ng qua^n
Trong suốt 3 tháng vây hãm An Lộc, Việt Cộng đã pháo kích bừa bãi vào thị xã gây tan thương và chết chóc cho hàng ngàn người dân vô tội. HÌNH TRÊN: Lễ cầu nguyện cho những người đã bỏ mình tại An Lộc (source: Thinh Do).
An Lộc còn có những bi thảm mà thế giới văn minh không ai có thể tin là sự thật. Dưới trận mưa pháo kinh hoàng của đoàn quân xâm lược, thật ít người được chết chỉ 1 lần. Vắng tiếng pháo, người sống vội vã lo cho người chết, đào tạm cái hố, gom vội thi hài để người chết được 1 nơi yên giấc và cũng để tránh cảnh xác người sình thối trước mặt người sống. Thế nhưng giấc ngủ của kẻ chết cũng không yên dưới tay giặc Cộng. Mộ mới đắp vài phút, đạn pháo kích của quân thù lại rơi vào. Xác người chết vốn không còn nguyên vẹn lại bị sát hại thêm một lần nữa bởi mộng xâm lăng của Cộng Sản Bắc Việt . Người dân còn kẹt ở An Lộc, người lính quyết tâm tử thủ bảo vệ thành phố này đã cố gắng chịu đựng đến tột cùng của sự cố gắng trước cái kinh hoàng của mưa pháo để thành phố không thất thủ. Những tiếng nổ khủng khiếp liên hồi hàng chục ngày rồi cũng trở thành những âm thanh dịu vợi vì quen quen thuộc. Cái kinh hoàng bây giờ không còn phải ở hai tai mà đôi mắt khi nhìn thấy những người đi thu lượm chấp nối để thi hài của thân nhân bạn hữu được đầy đủ trước khi vùi sâu dưới lòng đất lạnh . Ngày 15-4 hơn 10 ngàn dân chúng chạy vô khu nhà thờ và nhà thương An Lộc, hy vọng cộng quân không tấn công 2 địa điểm này, bởi nếu còn có chút lòng người không một cấp chỉ huy quân sự nào có thể ra lệnh bắn vào nhà thương và nhà thờ. Chữ "thương" và chữ "thờ" với sự tượng trưng đặc thù, tự nó đã nói lên tất cả ý nghĩa của sự việc dân chúng tìm hai nơi này lánh nạn. Tuy nhiên cộng quân vẫn tập trung hỏa lực để pháo kích vào hai nơi này. Gần 2 tháng sau, khi kể lại vụ nhà thờ 15-4 cho chúng tôi, người lính tử thủ vẫn còn kinh hoàng và sự kinh tởm cho dã tâm của Cộng Sản Bắc Việt. Anh nói : "Cả chục ngàn người đang ở khu vực nhà thờ, họ cùng các vị lãnh đạo tinh thần chỉ còn biết cầu xin đấng duy linh tối thượng, thương xót cho một đám dân lạc loài qua cảnh đao binh Không ai có thể hình dung cảnh hỗn loạn, thảm khốc khi hơn 10 ngàn người đạp lên nhau chạy thoát khỏi khu nhà thờ. Số thương vong không biết sao kể xiết". Một thành phố nhỏ như An Lộc dễ dàng trở thành mục tiêu tốt cho bất cứ pháo thủ nào chỉnh súng để pháo vào đó, bởi vậy An Lộc đã chẳng còn gì sau hơn 60 ngày bị pháo kích. Điều may mắn còn lại cho những người tử thủ là đạn rơi trúng hâm` thì mới chết chứ cách hầm vài thước ít ăn thua gì, vì cộng quân không có nhiều loại đầu đạn delay, loại đạn nổ chậm, chui sâu khoảng 10 thước mới phát nổ gây tàn phá hầm trú ẩn rất khủng khiếp. Kể cả căn hầm của tướng Hưng, ở An Lộc hầu như không có công sự nào chịu nổi một phát 130 hay hỏa tiển 122, có điều thượng đế còn "ngó lại" nên phần trên của căn nhà của tướng Hưng chỉ bị mấy trái cối 82. Đạn 82 không xuyên phá, khi nổ văng nhiều mảnh nhưng chỉ có thể làm xập mái nhà mà thôi. Một vài trái hỏa tiển 122, 107 và cả đạn delay đã rơi chung quanh bộ chỉ huy của tướng Hưng, rất may mắn không có trái nào trúng hầm và chỉ làm hư hại phần ngoài của khu vực này. Đã nói tới pháo kích tức nhiên phải nghĩ đến những tàn phá và thảm cảnh, những điều này mới chính là biểu trưng vĩ đại nhất cho sự chịu đựng tinh thần kiên quyết của người tử thủ cho dù đó là quân nhân hay những thường dân hoàn toàn không võ trang. Với 200 ngàn trái đạn trong hơn 2 tháng, cộng quân đã làm An Lộc sụp đổ toàn diện, 4 ngàn binh sĩ và thường dân VNCH thiệt mạng bên trong thị trấn nhỏ bé. Nhưng tại sao thành phố anh hùng này vẫn đứng vững và trở thành biểu tượng cho tinh thần chiến đấu của tất cả mọi công dân Nam Việt Nam hay nói 1 cách không thậm xưng, một biểu tượng của thế giới tự do trước làn sóng đỏ xâm lăng .
TẤN TĂNG
Sau mỗi đợt "mưa pháo", Cộng Sản Bắc Việt tung chiến xa, những chiếc T-54 bề thế, vừa lầm lì tiến tới, vừa nả đạnnhư mưa vào tuyến trú phòng, mở đường cho các đơn vị bộ binh Cộng Sản Bắc Việt "tùng thiết" theo sát phía sau . Người lính An Lộc, không có chiến xa, không còn đại pháo, chỉ còn biết trông cậy vào những khẩu M-72 chống chiến xa với tầm hiệu quả không quá 150 thước. Học núp mình dưới giao thông hào, chờ tăng địch đến gần, đến thật gần, mới đứng lên khai hỏa. Từng chiếc tăng địch bốc cháy, lựu đạn tung ra, lưỡi lê tuốt trần, người lính VNCH đã phải cận chiến để đánh bật từng đơn vị cộng quân đã xâm nhập vào thị trấn. Cộng quân dùng xa luân chiến để vùi dập quân trú phòng, nhất định không cho quân ta nghĩ ngơị Thiếu đạn, thiếu súng, thiếu ăn, thiếu ngủ, người lính An Lộc, sau này được tăng phái thêm Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, đã giử vững tuyến phòng thủ qua bao ngày vây hãm. Ngày 8-6, Tiểu Đoàn 6 Dù, sau khi bị tan nát tại Đồi Gió và được tái lập với 3/4 lính mới, những người lính chưa kịp được học tác xạ M-16, đã rửa hận, đánh thật tuyệt vời, mở được đường vào "bắt tay" với An Lộc, sau khi vượt qua trùng trùng điệp điệp các đơn vị Bắc Quân, chấm dứt 68 ngày vây hãm An Lộc của quân Cộng Sản Việt Nam. Quân phòn thủ An Lộc tung ra mở rộng phòng tuyến, chiêm' lại từng điểm chiến lược trong thị trấn, tạo an toàn bải đáp cho quân tăng viện. Ngày 9-6, lần đầu tiên từ hơn 2 tháng nay, một đoàn trực thăng 23 chiếc đã đáp xuống An Lộc, vừa đổ quân, vừa tiếp tế, vừa bốc thương binh về hậu cứ. Ngày 12-6, Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù chiếm lại Đồi Đồng Long, một cao điểm chiến lược bên ngoài thị xã. Khi lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ phất phơ trên đỉnh Đồng Long, tướng Hưng ngắn gọn tuyên bố với thông tín viên đài VTVN: "Thành phố An Lộc đã được hoàn toàn giải tỏa". Về sự nhiệm mầu đã giúp cho An Lộc đứng vững. Tướng Lê Văn Hưng người hùng tử thủ An Lộc đã viết như sau : "An Lộc đã đứng vững suốt 3 tháng cam go nhờ vào tinh thần chiến đấu kiên cường của toàn thể quân dân anh hùng nơi thị xã nhỏ bé thân yêu của đất nước".
    Sơn Tùng

No comments:

Post a Comment